Sinh vật hoang dã Vấn đề môi trường ở Thái Lan

Voi châu Á

Động vật hoang dã của Thái Lan bị đe dọa do săn bắt trộm, mất môi trường sống, và một ngành công nghiệp bán động vật hoang dã như vật nuôi trong nhà.[91]

Con voi là biểu tượng quốc gia của Thái Lan. Mặc dù có một trăm ngàn voi ở Thái Lan cách đây một thế kỷ, nhưng số lượng voi trong thiên nhiên đã giảm xuống còn khoảng 2.000.[92] Những kẻ săn trộm đã săn các con voi lấy ngà voi, thịt và da. Con voi trẻ thường bị bắt giữ để sử dụng trong các địa điểm thu hút khách du lịch hoặc làm động vật làm việc, mặc dù việc sử dụng chúng đã giảm kể từ khi chính phủ cấm khai thác gỗ vào năm 1989. Hiện nay có nhiều con voi bị nuôi nhốt hơn các con sống hoang dã và các nhà hoạt động môi trường cho rằng các con voi bị nuôi nhốt thường bị ngược đãi.[93]

Việc săn trộm các loài được bảo vệ vẫn là một vấn đề lớn. Các thợ săn đã làm giảm đáng kể quần thể hổ, báo, và những con mèo lớn khác vì giá trị đa của chúng. Nhiều động vật (bao gồm hổ, gấu, cá sấu, và rắn hổ mang) được nuôi hoặc săn lấy thịt, được coi là cao lương mỹ vị, và cho là có các đặc tính dược tính. Mặc dù thương mại như vậy là bất hợp pháp, chợ nổi tiếng của Bangkok Chatuchak vẫn còn được biết đến với việc bán các loài có nguy cơ bị diệt chủng.[94]

Việc nuôi giữ động vật hoang dã như gia súc đe dọa một số loài. Các con vật mới sinh ra thường được bắt và bán, thường bị buộc phải giết chết con mẹ. Một khi bị giam giữ và sống ngoài môi trường sống tự nhiên của chúng, nhiều con vật nuôi trong nhà chết hoặc không sinh sản. Các quần thể bị ảnh hưởng bao gồm gấu ngựa, gấu chó, vượn tay trắng, Hylobates pileatuscầy mực.[91]

Việc phá rừng và phát triển ở quy mô lớn đã xâm lấn vào nhiều môi trường sống sinh vật hoang dã trước đây, và thuốc trừ sâu trong nguồn thức ăn của chúng đã làm giảm số lượng chim. Nhiều loài được xếp vào danh sách nguy cấp do bị mất môi trường sống và bị khai thác quá mức[95]. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng, trong số 214 quốc gia được nghiên cứu, Thái Lan đứng thứ 9 (1 = tồi tệ nhất, 214 = tốt nhất) trên thế giới với số lượng các loài thú (55 loài) đang bị đe doạ[96]

Mặc dù đạo Phật dạy sự tôn kính về cuộc sống, thậm chí cả hàng giáo sĩ Thái cũng đã từng phạm tội lạm dụng động vật. Một trong những trường hợp như vậy, trường hợp của Kwan, một con gấu chó, đã bị đối xử tàn nhẫn tại Wat Aungsuwan (Wat Nong Hoy) thuộc tỉnh Prachuap Khiri Khan đã được Tổ chức Động vật Hoang dã Bạn bè Thái Lan (WFFT) ghi lại cặn kẽ.[97] Lần đầu được báo động về sự lạm dụng tại đền thờ vào tháng 1 năm 2012, mãi đến 3 năm sau, các quan chức động vật hoang dã Thái Lan mới hành động thay mặt cho những con vật bị ngược đãi.[97]

Năm 2016, xác chết của cá cúi cuối cùng được biết đến ở Vịnh Thái Lan, được xác định bởi các nhà sinh học biển như DU-391, đã được tìm thấy ngoài khơi Rayong. Số 391 đề cập đến nó là con cá cúi chết thứ 391 được tìm thấy ở đó. Sự suy giảm của các loài dễ bị tổn thương ở vịnh tiếp tục không bớt đi, vì 355 động vật được bảo vệ đã chết kể từ tháng 1 năm 2016, tăng 10% so với năm 2015. 355 động vật biển chết bao gồm 11 cá cúi, 180 con rùa biển, 164 cá heo và cá voi.[98]

Bảo tồn trong lý thuyết

Các dự luật bảo tồn được chính phủ thông qua bao gồm:[99]

  • Luật Bảo lưu và Bảo vệ Động vật Hoang dã 1960
  • Đạo luật Vườn quốc gia 1961
  • Đạo luật Bảo tồn Rừng Quốc gia 1964
  • Cấm khai thác rừng tự nhiên 1989
  • Luật đồn điền rừng 1992
  • Đạo luật Tăng cường và Bảo tồn Chất lượng Môi trường Quốc gia 1992
  • Luật Bảo lưu và Bảo vệ Động vật hoang dã (WARPA), cấm hoặc hạn chế việc săn bắn, chăn nuôi, tàng trữ và buôn bán 15 loài động vật được bảo lưu và hai loại loài được bảo vệ 1992

Cho đến những đạo luật của năm 1989-1992, các chính sách bảo tồn rất khó thực thi, và thường chiếm một vị thế phụ so với phát triển kinh tế [100]. Những đạo luật này là sự thay đổi lớn trong chính sách của Thái Lan và là một phần của sự hợp tác của chính phủ với Công ước về Thương mại Quốc tế các loài Động vật hoang dã (CITES), một hiệp định bảo vệ động vật hoang dã quốc tế.

Chính phủ hiện nay đòi hỏi phải có ít nhất 15 phần trăm diện tích đất được bảo vệ như rừng, và 22 phần trăm hiện đang được bảo vệ là khu bảo tồn động vật hoang dã hoặc vườn quốc gia. Để thực thi CITES, chính phủ cũng duy trì các trạm kiểm soát biên giới để ngăn chặn buôn lậu động vật và làm việc để giáo dục công chúng về bảo tồn động vật hoang dã. Văn hoá Phật giáo ở Thái Lan, với sự nhấn mạnh đến sự tôn trọng mọi đời sống, đã trở thành một yếu tố chính trong nỗ lực bảo tồn của đất nước này.[91]

Bảo tồn trong thực tế

Luật pháp quốc gia (2015) hiện nay cho phép ngà voi quốc nội Thái Lan được bán một cách hợp pháp. Là một hệ quả không chủ ý, số lượng lớn ngà voi Châu Phi có thể được bán lậu thông qua các cửa hàng của Thái Lan. Chỉ bằng cách đóng cửa thương mại ngà nội địa, Thái Lan có thể giúp loại bỏ mối đe dọa đối với các con voi châu Phi. Thị trường ngà voi của Thái Lan là thị trường lớn nhất trên thế giới và thương mại chủ yếu được cung cấp từ ngà voi châu Phi được buôn lậu vào trong nước.[101]

Tháng 7 năm 2014, tại một cuộc họp can thiệp của CITES, Thái Lan đã đồng ý với một thời biểu biểu nghiêm ngặt để giải quyết tình trạng buôn bán ngà voi bất hợp pháp hoặc đối mặt với nguy cơ trừng phạt thương mại. Một tuần trước cuộc họp, TRAFFIC đã phát hành một cuộc khảo sát về Bangkok, nơi có thêm nhiều cửa hàng bán lẻ và số lượng bày bán ngà voi gấp ba lần so với năm 2013. Thái Lan được cho thời hạn đến ngày 30 tháng 9 năm 2014 để đệ trình kế hoạch sửa đổi hành động về ngà voi quốc gia, để bso gồm một số biện pháp cụ thể của Công ước CITES. Thái Lan sẽ được CITES đánh giá tiếp theo vào ngày 31 tháng 3 năm 2015. Nếu nhận thấy thiếu sót, CITES sẽ bỏ phiếu cho việc áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với nước này. Tác động của hình phạt đối với nền kinh tế quốc gia sẽ là đáng kể: tất cả các hoạt động buôn bán các loài trong danh sách của CITES đều bị cấm. Ví dụ, việc xuất khẩu lan trong ngành trồng trọt của nước này sẽ bị ngưng lại, dẫn đến tổn thất hơn 80 triệu đô la Mỹ trong doanh thu hàng năm dựa trên giá trị thương mại năm 2013.[102]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vấn đề môi trường ở Thái Lan http://news.abs-cbn.com/overseas/11/29/16/un-chast... http://www.aqmthai.com/index.php?lang=en http://news.asiaone.com/news/asia/new-thai-law-aga... http://www.australianvolunteers.com/where-we-work/... http://www.bangkokpost.com/archive/pm-misses-the-b... http://www.bangkokpost.com/business/news/912092/cp... http://www.bangkokpost.com/business/news/986721/eu... http://www.bangkokpost.com/learning/advanced/11374... http://www.bangkokpost.com/learning/learning-news/... http://www.bangkokpost.com/news/general/1044425/eu...